Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014
ĐIỀU HỌC MÃI VẪN CHƯA BIẾT
Ba đi làm về rất muộn, mãi tới hơn 10h tối tiếng xe của ba mới dừng lại ở cổng. Người ra đón ba không phải là đám con chân dài vai rộng của chúng tôi, mà là mẹ tôi.
Tôi nghe mẹ trách yêu:
- Ông biết cả nhà lo lắng lắm không, sao không điện thoại về?
Ba không đáp, dẫn xe nhanh vào rồi mới thở hắt ra một hơi, giọng vừa bực vừa chán:
- Mất cha nó cái điện thoại di động rồi!
ba buồn rầu
Tôi hỏi nhanh:
- Mất cái điện thoại ba hứa cho con hả?
Giờ ông mới nhếch môi cười:
- Cũng may, cái cũ.
Tôi tiu nghỉu:
- Thì cái đó, con định xin cái đó khi ba mua cái mới.
Ba vò đầu tôi
- Cho con phải cho cái mới sao lại để cho con cái cũ được!
Rồi ông chuyển giọng bực tức:
- Mình vừa móc ra nghe, chỉ mới alo được một tiếng là nó chạy ngang giật cái vèo, nhanh như gió vậy.
Mẹ lo lắng:
- Ở ngoài đường hả, rùi có bị té hay bị gì không?
Ba lắc đầu:
- Cũng may lúc đó tôi dừng lại, tấp xe vào sát lề để nghe, nếu không thì...
Mẹ vẫn cái giọng thường khi:
- Thôi của đi thay người.
Nhưng ba vẫn còn chưa nguôi:
- Chuyện tiếp theo mới làm mất thì giờ. Thằng giật điện thoại của tui bà biết bao nhiêu tuổi không?
Rồi không đợi mẹ hỏi, ba trả lời:
- Mới có 15 hay 16 gì đó.
Mẹ tò mò:
- Sao ông biết rõ vậy?
Ba thở dài
- Nó giật xong, chạy chưa được chục m là tông vào chiếc taxi, bị ngã và vỡ đầu.
Nghe tới đó cả mẹ và tôi đều giật mình:
- Có sao không ông?
Ba buông lỏng một câu:
- Chết rồi!
- Trời ơi!
Đó là tiếng kêu thản thốt của mẹ, giọng mẹ hơi run.
- Rồi.. rồi làm sao?
Giọng ba trùng xuống:
- Lúc mới té nó chưa chết, nhưng chiếc điện thoại mới giật thì văng ra xa, bị một chiếc xe tải chạy tới cán nát ra. Mọi người bu lại đông nghịt, nhưng chẳng ai làm gì giúp nó cả, bởi họ chỉ lo chửi rủa nào là quân ăn cướp, quân lưu manh chết cho đáng đời! Lúc đó tôi quên cả chuyện mất của, gọi ngay chiếc taxi chở nó đi nhà thương.
- Rôi xe ông làm sao?
- Tôi chạy xe theo, trả tiền xe và đưa nó vào phòng cấp cứu. Nhưng chỉ khoảng 30p sau là nó tắt thở.
- Do vậy mà ông về trễ?
thằng bé gặp tai nạn
Ba gật đầu, nhưng vẻ ủ rũ vẫn còn và hình như nặng nề hơn. Mẹ là người hiểu ba hơn ai hết, nên lại nhỏ nhẹ hỏi:
- Còn có chuyện gì sao?
- Bà có còn nhớ cô Hà, người giúp việc nhà mình hồi mấy năm về trước không?
Câu hỏi bất ngờ của ba làm mẹ cau mày:
- Lại có chuyện gì với cô ấy? Hà là người mà hồi đó ông nghi là người lấy cắp chiếc đồng hồ mà ông bỏ quên ở nhà tắm, rùi ông nhất quyết đuổi cô ấy, mặc dù cô ta khóc lóc, năn nỉ gãy cả lưỡi để xin làm việc trở lại. Và về sau...
Ba tôi tiếp lời bằng giọng ăn năn:
- Sau khi cô ấy nghỉ việc được một tháng thì tôi tìm thấy chiếc đồng hồ rơi kẹt trong cái lavado. Tội nghiệp cô ấy bị nghi oan...
Mẹ tôi chép miệng:
- Chuyện cũ rồi dù gì ông cũng cho cô ấy hai tháng lương.
Tuy nhiên ba tôi chợt ôm đầu, nỗi khổ đau dường như không còn đè nén được nữa:
- Bà có biết thằng giật đồng hồ của tội và bị chết đó là ai không?
Nó là con của cô Hà.
...Đời người ai cũng phạm sai lầm hết lần này đến lần khác.
Sau mỗi lần phạm sai lầm ta đều tự nhủ ta sẽ rút kinh nghiệm cho lần sau.
Nhưng có một bài học mà ta luôn mắc lại sai lầm giống hệt nhau, đó là bài học quá xốc nổi, quá nóng tính.
Đó là bài học khiến ta thấy ta đúng là một học sinh tồi, chỉ một bài học mà mãi không bao giờ học thuộc.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét